Trái dâu tăm là vị thuốc quý dùng ngâm rượu làm thuốc bổ tăng cường sức khỏe, quả dâu tằm có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp sáng mắt. Trái dâu tằm còn được ngâm với đường và làm mứt dâu tằm, bài viết sau đây nấu và ăn xin được gửi đến các bạn cách làm siro dâu tăm và mứt dâu tằm nhé.
1. Công dụng của trái dâu tằm
Quả dâu tằm (tang thầm) được coi là bộ phận giá điều trị nhất của cây dâu. Theo tài liệu cổ quả dâu tằm vị ngọt, tính bình là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, sau đây là những công dụng chính của vị thuốc này:
- Tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương
- Tác dụng giúp sáng mắt
- Tác dụng tăng cường hệ tiêu hoá
- Giúp làm đen tóc
- Tác dụng điều trị mất ngủ.
Không chỉ vậy, trrong trái dâu tằm còn chứa vitamin C có công dụng chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp cơ thể con người được tăng sức đề kháng cũng như kiểm soát đường huyết. Nói sơ qua thôi cũng đã thấy loại quả này kì diệu rồi đúng không nào?
2. Cách làm siro dâu tằm
Chuẩn bị nguyên liệu
- 3kg dâu tằm
- 2,5 Kg Đường đỏ
- 1 cái hũ để ngâm
Sơ chế Trái dâu tằm
Ngâm hoa quả vốn vô cùng đơn giản, nhất là với những loại quả ngâm chỉ mong lấy nước như dâu tằm. Quả dâu thì mặc kệ, chẳng cần giữ dáng vóc gì cả, nên chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng rồi cho vào hộp xếp lớp với đường rồi để chúng nó tự xử lý nhau là có nước có cái để ăn. Haha.
Dâu tươi chín cần được sơ chế ngay, chú ý không buộc kín trong túi nilon, nếu chưa kịp làm ngay vẫn nên mở bung túi dâu để dâu không bị ủ nồng. Rửa dâu nhẹ nhàng với nước và để ráo.
Tiến hành làm siro dâu tằm
Lần này với 3kg dâu mình cho 2,5kg đường (tỉ lệ thông thường là 1:1, thường áp dụng với các loại quả chua như mơ, sấu. Vì dâu chua nhẹ nên mình giảm tỉ lệ đường xuống).
Đường ngâm hoa quả nên dùng đường đỏ, nước ngâm cũng sẽ ngọt thơm hơn.
Chú ý: Dùng ít đường thì quả dễ meo (móp)- gần như việc muối dưa mà cho nhạt muối vậy.
Dâu là quả mọng nước, vỏ mỏng nên ra nước rất nhanh, ngâm từ 3-5 ngày là dùng luôn được. Riêng lần làm này, sau 1 ngày mình thử luôn một lượt nước đầu, hơi chua chua nên phải cho thêm đường, nhưng vị thì đã rõ ràng rồi. Không như sấu hay mơ, nếu chỉ ngâm mấy bạn này trong ít ngày đã lôi ra uống thì vừa nhạt vừa chua vừa chan chát.
Để bảo quản siro dâu, bạn nhớ chắt lọc lấy nước và đun sôi, khi nguội để vào chai, lọ. Mùa hè để ở ngoài thì cũng vô tư không lo hỏng.
3. Công đoạn làm Mứt dâu tằm.
Mứt dâu
- Với mứt dâu, sau 5-7 ngày, vớt quả dâu ra xay trong máy xay sinh tố (không để ráo nước cứ lấy vợt vợt quả dâu ra xay luôn để cả phần siro dâu ở lại), xay thật nhuyễn.
- Bước tiếp theo, cho phần dâu đã xay ra lọc qua rây lọc, lọc lấy phần sền sệt mứt dâu, cốt để bõ đi bã, các phần cứng từ quả dâu và làm mứt dâu mịn, nhuyễn.
- Bước cuối cùng, sên mứt, lấy phần mứt dâu lọc được cho vào nồi, sên thật nhỏ lửa và dùng đũa đảo liên tục để đến khi mứt sên sệt lại, màu đậm đẹp, mướt mịn.
- Bảo quản mứt dâu trong lọ kín, tốt nhất là dùng lọ thủy tinh. Nên để nơi mát và khô ráo (để trong tủ lạnh cũng được nhưng mứt dễ chảy nước), thích hợp cực khi quết ăn với bánh mỳ.
Gợi ý Mứt dâu tằm ăn kèm với Bánh mỳ là ngon nhất
Thành phẩm của mình:
Và miếng bánh mỳ mình chụp cũng khá là điệu. Khoe nhỏ là có lần mình nướng bánh mỳ sữa, phết cùng mứt dâu và ra một bữa nhẹ hoàn toàn home-made, cũng cảm động lắm đấy!
Mứt dâu bánh mì
Như vậy nấu và ăn đã gửi đến các bạn cach làm siro dâu tằm và mứt dâu tằm thật ngon và lạ phải không nào, nếu bác bạn thấy hay và bổ ích xin vui lòng chia sẻ cho nấu và ăn nhé. cảm ơn mọi người.