Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách nấu cơm đơn giản giúp giảm lượng đường trong cơm. Đây là một trong những phương pháp đột phá giúp bạn ngăn nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường và béo phì. Hôm nay nấu và ăn cùng các bạn tìm hiểu cách giảm lượng đường khi nấu cơm, đê nâng cao chất lượng của cuộc sống nhé.
Gạo là một trong các thực phẩm phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Việt Nam. Tại Việt Nam, có đến 99% lượng lúa gạo được trồng và tiêu thụ.
Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn. Tại vùng biển Caribbean, nơi gạo thường xuyên được sử dụng và kết hợp với ngũ cốc. Ngay cả đất nước cờ hoa(Mỹ), nơi mà người ta ăn một lượng khá khiêm tốn tinh bột nhưng họ vẫn tiêu thụ gạo.
Xem thêm: Cách nấu cơm ngon, dẻo thơm không phải ai cũng biết?
1. Lịch sử hình thành của Gạo.
Theo wikipedia.
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát dối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát dối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
a. Nguồn gốc về Gạo
Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Vào thời điểm năm 1922 thời Pháp thuộc toàn cõi Việt Nam tức cả ba kỳ: Bắc, Trung, Nam diện tích canh tác là 4.640.000 hecta lúa với sản lượng 7.200.000 tấn thóc.Năng suất ở mỗi miền khác nhau. Tính đến thập niên 1930 một hecta ở Bắc Kỳ thu hoạch được 1.470 kg thóc; Trung Kỳ đạt 1.370 kg/ha; và Nam Kỳ là 1.340 kg/ha.Tuy nhiên vì diện tích trồng trọt ở Nam Kỳ rộng lớn hơn nên miền Nam đã là vựa thóc, cung cấp phần thặng dư lớn nhất của cả sáu xứ Liên bang Đông Dương.
b. Giá trị dinh dưỡng trong gạo
Vitamin và khoáng chất trong gạo
Giá trị dinh dưỡng của gạo phụ thuộc vào giống gạo và phương pháp nấu ăn.
Gạo nói chung là một nguồn dinh dưỡng chứa rất ít vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, có thể tìm thấy một lượng vitamin cũng như khoáng chất đáng kể tập trung trong cám gạo và mầm, chủ yếu là của gạo nâu, chứ không phải gạo trắng.
Mangan: Một khoáng chất vi lượng tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt. Nó là chất cần thiết cho sự trao đổi chất, tăng trưởng, phát triển và hệ thống chống oxy hóa của cơ thể.
- Selen: Một khoáng chất và là một thành phần của selenoproteins – một chất có nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể
- Thiamin: Còn được gọi là vitamin B1, thiamin là chất cần thiết cho sự trao đổi chất và chức năng của tim, cơ bắp và hệ thần kinh.
- Niacin: Còn được gọi là vitamin B3, niacin trong gạo chủ yếu dưới dạng axit nicotinic. Ngâm gạo trong nước trước khi nấu ăn có thể làm tăng khả năng hấp thu chất này
- Magie: Được tìm thấy trong gạo nâu, magiê là một khoáng chất dinh dưỡng quan trọng. Người ta cho rằng, nồng độ magiê thấp có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính
- Đồng: Thường được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, đồng thường có hàm lượng thấp trong chế độ ăn uống phương Tây. Thiếu đồng có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch
c. Các hợp chất thực vật quý trong gạo
Gạo trắng có chứa khá ít chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật. Tuy nhiên, cám gạo nâu có thể là một nguồn giàu axit ferulic, lignans, và axit phytic.
- Axit phytic: Một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong gạo nâu, axit phytic (phytate) có khả năng làm suy yếu khả năng hấp thụ các khoáng chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và kẽm. Có thể giảm lượng chất này bằng cách ngâm, nảy mầm, và lên men gạo trước khi sử dụng
- Lignans: Được tìm thấy trong cám gạo, lignans chuyển hóa thành enterolactone nhờ các vi khuẩn đường ruột. Enterolactone là một loại isoflavone (phytoestrogen) có lợi cho sức khỏe
- Axit ferulic: Một chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong cám gạo, có thể bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh mãn tính khác nhau, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch
- 2-acetyl-1 pyrroline (2AP): Một chất có mùi thơm, tạo nên hương vị và mùi của gạo thơm, như gạo hoa nhài và gạo Ấn Độ basmati
2. Cách nấu cơm giảm tối đa lượng đường trong gạo.
Gạo trắng là loại gạo thường đã qua tinh chế kỹ, được phủ bóng, loại bỏ cám cũng như mầm. Quá trình trên giúp tăng chất lượng của gạo khi nấu ăn, tăng tuổi thọ và hương vị. Tuy nhiên, việc này đi kèm với hậu quả là giá trị dinh dưỡng giảm
a. Loại bỏ đường trong gạo bằng phương pháp thủ công.
- Bước 1: Vo gạo thật kỹ khoảng 3 lần đổ nước.
- Bước 2: Bạn cho thêm dầu dừa, khoảng 3% lượng gạo mà bạn đã nấu (thường thì đong 1 thìa cafe trên 0.5Kg gạo)
- Bước 3: Sau khi cơm chín, chúng ta để cơm vào ngăn mát trong tủ lạnh trong khoảng 12 giờ
b. Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt
Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
3. Cách ăn cơm trắng mà vẫn giữ đường huyết ổn định
Trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều đến mức đường huyết, thậm chí giúp bình ổn chỉ số HbA1c (chỉ số dùng đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trung bình của một người trong vòng 3 tháng trước đó). Sau đây là lời khuyên cho bệnh nhân khi dùng cơm trắng:
- Bổ sung theo nhu cầu cơ thể: Việc tính toán chính xác nhu cầu năng lượng của cơ thể nói chung mất nhiều thời gian và cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tự ước chừng bằng cách ăn ít hơn so với những bữa ăn bình thường, sau đó thực hiện kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Nếu giá trị này đạt trên 10mmol/l, nghĩa là lần sau cần phải ăn ít hơn.
- Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào theo vóc dáng: Nếu là nữ, với thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, có thể dùng bữa chính với chỉ một chén cơm. Nếu là nam giới, nhu cầu hoạt động có thể cao hơn, lượng ăn khoảng 1,5 chén cơm trong bữa chính, trường hợp nếu làm công việc nặng thì có thể tăng thêm nửa chén cơm.
- Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Để không làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn, bệnh nhân có thể ưu tiên ăn rau củ quả và dùng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác. Theo đó, lượng chất xơ trong rau củ quả có tác dụng làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, giúp cho bệnh nhân có cảm giác mau no và giảm đi sự thèm ăn.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm mà không làm tăng đường huyết quá mức
Hiện nay chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị. Trong đó, phương pháp điều trị không dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu và cần có sự phối hợp chủ yếu từ chính bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, cố gắng tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức an toàn.
Nếu bạn bị tiểu đường hay tham khảo Những lưu ý khi chọn món ăn cho người bệnh tiểu đường.
Như vậy nấu và ăn đã giúp bạn tìm hiểu thêm về Gạo và làm sao để giảm được tối đa lượng đường trong gạo, giúp bạn nâng cao chất lượng của cuộc sống trong cuộc sống. Nauvaan.net xin chúc bạn cùng gia đình có một sức khỏe thật tốt
Bài viết có tìm hiểu tài liệu trên wikipedia.org và diễn đàn khoa học