Tỏi đen được biết đến là loại thực phẩm có nhiều công dụng cực kì tốt đối với sức khỏe con người, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, máu và ung thư. Sử dụng tỏi đen hằng ngày có công dụng như thế nào trong việc phòng và chữa bệnh, đối tượng nào nên và không nên dùng tỏi đen, ăn tỏi đen thế nào cho đúng cách? Cùng Nấu và ăn giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn về tỏi đen trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tỏi đen là gì?
- Tỏi đen dạo gần đây được rất nhiều người ưa chuộng bởi những công dụng tốt đối với sức khỏe và hương vị dễ ăn. Vậy tỏi đen thực chất là gì, có lẽ rất nhiều bạn cũng đã tìm hiểu qua và biết được rằng tỏi đen thực chất không có sẵn trong tự nhiên mà là sản phẩm của tỏi trắng sau quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ từ 30-60 độ C và độ ẩm từ 80-90 độ, quá trình này còn được gọi là nung tỏi, diễn ra trong khoảng hơn một tháng.
- Sau quá trình lên men này, tỏi sẽ loại bỏ được mùi hăng vốn có và trở lên dẻo, mang vị ngọt như siro vị dấm balsamic hoặc vị me rất dễ ăn. Thành phần chính là alliin trong tỏi trắng sẽ được thủy phân thành allicin, ngoài ra hàm lượng các nhóm hoạt chất như hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, S-allyl-L-cystein (SAC) cũng tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và tốt hơn so với tỏi thường.
2. Những đối tượng nên và không nên dùng tỏi đen.
Tỏi đen có thể dùng cho nhiều lứa tuổi và đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có những trường hợp nên hạn chế dùng tỏi đen như:
- Đầu tiên là những người dị ứng với tỏi, nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, nặng hơn sẽ gây tăng huyết áp và phải nhập viện.
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...cũng không nên dùng quá nhiều tỏi.
- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy, huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh về mắt, tai như ù tai, chóng mặt nếu sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ khiến cho mắt và tai tổn thương nặng hơn.
- Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người bị bệnh về gan, dạ dày.
3. Những công dụng tuyệt vời của tỏi đen đối với sức khỏe.
Chống oxy hóa.
- Chất chống oxy hóa có trong tỏi đen giúp hỗ trợ và củng cố chức năng của tim mạch, ngăn ngừa nguye cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, thúc đấy quá trình lưu thông của hệ tuần hoàn, ngăn chặn bệnh tiểu đường phát triển. Đồng thời, tỏi đen còn có khả năng bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch gây ra đột quỵ.
Thu dọn gốc tự do.
- Hàm lượng polyphenol có trong tỏi đen cao gấp 5 lần so với tỏi thường nên có tác dụng thu dọn gốc tự do rất mạnh - nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lí khác nhau. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.
Tăng khả năng miễn dịch.
- Với công dụng thần kì này, tỏi đen thường được dùng cho những người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
Ngăn ngừa ung thư.
- Trong tỏi đen có chứa các thành phần như S-allylcysteine và axit amin cystein có khả năng ức chế một tế bào ung thư phát triển và lan rộng rất hiệu quả. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nhờ vào các hợp chất này mà tỏi đen có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư vú,...
Ngăn ngừa nhiễm trùng.
- S-allylcysteine có trong tỏi đen không chỉ có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, mà chúng còn có khả năng giúp cơ thể hấp thụ allicin - một hợp chất giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại gây nên nhiễm trùng, viêm da. Đồng thời, S-allylcysteine còn làm lành các vết thương trên cơ thể một cách nhanh chóng.
Phục hồi tổn thương cơ bắp.
- Tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức khỏe cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại mệt mỏi mãn tính hoặc kiệt sức do làm việc quá mức hoặc thiếu ngủ thường xuyên.
Làm chậm quá trình lão hóa.
- Tỏi đen là một nguồn cung cấp dồi dào hàm lượng protein, vitamin, chất chống oxy hóa có khả năng làm chậm quá trình lão hóa cho da. Hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như nám, sạm da, đồi mồi, da kém đàn hồi, nhăn nheo,...
4. Những cách sử dụng tỏi đen.
Theo bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn từ 1-3 củ tỏi đen, tương đương 3 - 5 gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ. Các cách ăn tỏi đen phổ biến bao gồm:
- Ăn trực tiếp: Ăn trực tiếp từ hai đến ba củ tỏi đen mỗi ngày, khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, bởi khi ăn tỏi cùng với gia vị, rất có khả năng tỏi sẽ phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là ngâm với rượu nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần một chén nhỏ, không nên lạm dụng quá nhiều.
- Tỏi đen ngâm mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi thay đổi thời tiết.
- Ngoài ra bạn cũng có thể ép tỏi lấy nước và uống hay sử dụng tỏi trong nấu ăn thay cho tỏi trắng.
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
Bật mí 3 công thức nấu nước sâm cực đơn giản với những nguyên ...
10 công dụng tuyệt vời của hạt sen đối với sức khỏe và sắc đẹp mà ...
Những công dụng tuyệt vời của măng và bí quyết chọn măng khô ...
Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ
Công thức nấu 2 món chè bí đỏ tốt cho sức khỏe và giải nhiệt cho ...
Bảo vệ Gan của bạn từ hôm nay với các thực phẩm tốt cho gan và ...
Trái Bơ: Những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, sắc đẹp mà ...
Ăn gì giúp cải thiện sức khỏe não bộ và tăng cường trí nhớ
Công thức chế biến những món Salad tuyệt vời cho sức khỏe, sắc ...
Cách pha chè Shan Tuyết, đồ uống tốt cho sức khỏe của bạn và gia ...
Trên đây là chi tiết về bài viết những công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe, Nấu và ăn mong muốn bạn sẽ tham khảo kĩ và đưa ra những giải pháp, những thói quen tốt để xây dựng cho gia đình một thực đơn để có thể cải thiện sức khỏe của gia đình mình. Chúc các bạn luôn khỏe khoắn, tràn đầy nhiệt huyết và luôn dõi theo những bài viết tiếp theo của Nấu và ăn để chúng mình có thể chia sẻ, bật mí những món ăn, những công thức mới thú vị khác và những mẹo vặt hay ho trong nhà bếp nhé!