Xin chào các bạn. Trong bài viết Tại sao nên dùng nước dashi cho bé ăn dặm đã giúp các mẹ tìm hiểu về nước Dashi. Hôm nay Nấu và ăn sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu nước Dashi rau củ. Đối với Dashi rau củ thì các mẹ không cần quá rập khuôn, nấu những củ quả có vị ngọt là được. Tuy nhiên cũng chú ý hạn chế nấu các loại củ kỵ nhau.
1. Chuẩn bị Nguyên liệu để nấu nước Dashi
- Bắp( Ngô): 1 bắp
- Cà rốt: 1 củ (hoăc củ cải) CHú ý củ cải không nấu chung được với cà rốt
- Khoai lang: 1 củ
- Susu : 1 củ
- Mướp: 1/2 quả
- Đậu Hà Lan : 100g
- Bắp cải: 1/4 cây
Các mẹ chỉ cần kết hợp 2 đến 3 loại củ để nấu nước Dashi
Mách mẹ các món cháo thịt bò siêu đơn giản cho bé ăn dặm
1. Bắp( Ngô):
Bắp là thực phẩm rât giàu vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ.
- Chất xơ có trong bắp (ngô) – giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
- Cung cấp hàm lượng lớn vitamin B1 – giúp cải thiện não bộ trí nhớ trẻ nhỏ.
- Beta – carotenoid chuyển hóa thành vitamin A và flate tốt cho sự phát triển của mắt.
- Cung cấp vitamin E dưỡng chất tốt cho da.
- Giàu khoáng chất.
- Khi nấu bắp(ngô) nước dùng sẽ rất thơm và ngọt, tuy nhiên các mẹ mua những nơi uy tín để tránh loại biến đổi Gen nha, nếu không có bắp(ngô) các mẹ cũng có thể thay thế bằng bắp(ngô) non nhé.
Hướng dẫn bạn các cách làm sữa ngô thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình
2. Cà rốt:
Đây là loại củ đồng thời cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K và B6, magie, canxi, và rất nhiều chất xơ, phôtpho.
- Cà rốt giàu beta-carotene, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Ngoài ra, chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch và có thể chống lão hóa.
- Beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho thị giác.
- Cà rốt giàu chất thiamin, niacin và vitamin B6.
- Cà rốt có chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
- Cà rốt giàu mangan, vitamin C và K. Bên cạnh đó, trong củ cà rốt tươi có hàm lượng vitamin C cao và cung cấp 9% lượng vitamin C khuyến cáo dùng hàng ngày.
- Cà rốt giàu chất khoáng như canxi, sắt, kali, đồng và phốt pho.
- Cà rốt chứa hàm lượng cao falcarinol, một chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại một số loại ung thư.
- Khi nào có nấu cà rốt thì các mẹ tránh nấu chung với củ cải nhá, vì sẽ mất chất dinh dưỡng của cả 2 loại củ này.
3. Củ cải:
Có 2 loại là củ cải đỏ và trắng. Giàu Vitamin A, C, E và B-6, kali, magiê, canxi, sắt và chất xơ, củ cải là thực phẩm bổ sung lợi ích của sức khỏe hoàn hảo cho trẻ.
Trong củ cải giúp trẻ:
- Tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ
- Ngăn ngừa béo phì ở trẻ
- Loại độc tố trong cơ thể trẻ
- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cho trẻ
- Làm sạch đờm
- Hỗ trợ chức năng thận
- Giảm nguy cơ ung thư.
- Khi nấu củ cải các mẹ không nên nấu cùng cà rốt. Trong củ cải chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Khi ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của củ cải.
4. Mía:
là nguồn cung cấp dồi dào các chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể (bao gồm 70% dường tự nhiên, chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin C, B1, B2, B6 và gần 30 loại axit hữu cơ khác nhau). Không những vậy, bản thân thức uống này còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kẽm, kali, thiamine và riboflavin. Bằng hàm lượng dinh dưỡng cao này, nước mía sẽ giúp bé:
- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh
- Thanh nhiệt và giữ ẩm: Cơ thể bé sẽ giữ nước tốt hơn nếu uống một ly nước mía mỗi ngày.
- Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của bé nếu mẹ cho bé uống nước mía mỗi ngày.
- Kháng virus và chống dị ứng.
- Phòng bệnh tiểu đường cho bé.
- Nước dùng có mía cực thơm ngọt lành nha, nếu nấu mía thì không nên nấu lâu quá vì sẽ ra nhiều chất ngọt lấn át của những củ quả khác đấy ạ.
5. Khoai lang:
Giàu vitamin A và beta-carotene: Ăn khoai lang rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ bởi nó rất giàu vitamin A - một dưỡng chất cần thiết đối với đôi mắt. Ngoài ra, khoai lang còn giàu beta-carotene - tiền chất của vitamin A, cung cấp một lượng lớn vitamin A cho cơ thể. Có thể xem khoai lang là loại củ có hàm lượng vitamin A cao nhất trong các loại rau củ nên nó rất tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm;
- Giàu vitamin: Khoai lang chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như E, E, K, B1, B6 và B9. Các loại vitamin này giúp thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể bé phát triển khỏe mạnh;
- Giàu khoáng chất: Khoai lang cung cấp cho cơ thể bé một lượng lớn các khoáng chất quan trọng như canxi, magie, phốt pho, sắt, kali, natri và kẽm;
- Giàu tinh bột và chất xơ: Khoai lang còn giàu tinh bột và chất xơ, vừa tạo năng lượng cho cơ thể vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt.
- Khoai lang được ví như “thực phẩm vàng” là nhờ những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe con người như chống ung thư, cải thiện tiêu hóa… nấu khoai lang ngọt có vị ngọt và mùi thơm quyến rũ lắm luôn nhé các mẹ.
Khoai lang là thực phẩm rất tốt hãy nhớ 6 điều sau khi ăn
Công thức làm sinh tố khoai lang tím vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon
5. Su su:
Thực sự quả su su là một thực phẩm tốt cho sức khoẻ như về tim mạch, tốt cho hệ tiêu hoá cũng như giúp hệ xương được chắc khoẻ.
Lợi ích từ quả su su
- Giàu dinh dưỡng
- Chứ các chất chống oxy hóa mạnh
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Thúc đẩy kiểm soát đường máu
- Chống ung thư
- Hỗ trợ chức năng gan
- Hỗ trợ tiêu hóa
6. Mướp:
quả mướp có vị ngọt, tính mát, rất lành tính mẹ có thể sử dụng làm nhiều món ăn cho bé mà không sợ gây tác dụng phụ. Tuy quả mướp rất rẻ nhưng có nhiều tác dụng giúp nhuận tràng, có lợi cho tim mạch, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu...
7. Đậu Hà Lan:
đây là thực quả vô cùng bổ dưỡng, nó có vị ngọt dễ chịu bên cạnh đó có nhiều tác dụng như phòng ngừa bệnh về tim mạch, trị táo bón....
8. Bắp cải:
Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu..
2 Cách nấu nước dashi rau củ:
a. Sơ chế nguyên liệu:
- Các mẹ chuẩn bị các loại rau củ tùy theo sở thích.
- Rửa sạch và cắt khúc các loại rau củ.
- Lưu ý: Các loại rau củ tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Và các loại rau củ kết hợp không được kỵ nhau.
b. Tiến hành nấu nước dashi:
- Cứ 250g củ quả thì các mẹ nấu cùng 800ml nước (cho củ cứng vào đun trước khoảng 20p giảm nhỏ lửa và cho những củ mềm còn lại đun lửa nhỏ thêm 10p nữa thì tắt bếp).
- Vớt hết rau củ ra, phần rau củ không lấy lại vì rau củ đã luộc lâu không còn chất(có thể để lại người lớn ăn cho đỡ phí).
- Nước để nguội, lọc qua rây là ta đc thành phẩm nước dashi rồi.
- Mẹ có thể chia ra khay nhỏ trữ đông trong 1 tuần.
Cho nước dashi vào cháo để tăng khẩu vị của bé hoặc cho vào rau củ nghiền khi chế biến món ăn, làm nước tráng miệng cho bé ăn ngon miệng hơn.
Chúc các mẹ thành công!
Xem thêm:
Tiết thời giao mùa, học cách làm siro húng chanh đường phèn trị ho
6 thực phẩm dễ gây dị ứng hàng đầu ở trẻ bạn cần biết
Thực đơn 5 món ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với độ ...
Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé